Chào mừng các bạn đã ghé thăm SinhVien.Wen.Ru hãy Save Bookmark bằng Opera mini để tiện truy cập nhá.
Danh mục
Truyện dài


Khuyết Danh

Mưu trí thời Tùy Đường

Phần I - Chương 1

Tất cả là kế, đánh vào quyền của vua chúa


Vương triều nhà Tùy tuy ngắn ngủi, nhưng cũng là một trong những vương triều oanh liệt, chói lọi trong lịch sử đế vương phong kiến Trung Quốc.
Tùy Văn Đế Dương Kiên vốn là Thừa tướng của nhà Bắc Chu. Ông đa mưu túc trí, đoạt nhà Chu lập Tùy, đồng thời thôn tính Nam Trần trong cục diện bị động phía nam có Trường Giang ngăn cách, phía bắc có tộc Đột Quyết hùng mạnh, hoàn thành công cuộc thống nhất toàn quốc trong lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Hán. ông còn xây dựng một đất nước giàu có hùng mạnh, tạo nên đế chế nhà Tùy.
Nhà Tùy chỉ truyền được hai đời, chưa đầy 40 năm. Nguyên nhân đoản mệnh là do hoàng đế đời thứ hai Tùy Dạng Đế cực kỳ xa hoa trụy lạc. Ông ta là con trai thứ nhưng mưu đoạt ngôi thái tử, sau đó giết cha Tùy Văn Dế chiếm ngai vàng.
Sau khi đăng cơ, Tùy Dạng Đế sống hoang dâm vô độ chỉ biết khoa môi múa mép, không quan tâm đến việc nước. Chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, ông ta đã xóa sổ một quốc gia giàu có hùng mạnh nhất thiên hạ.
1 Phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh
“Binh pháp Tôn Tử” đã chỉ ra: "... Ta tập trung, địch phân tán. Ta tập trung một, địch phân tán mười, lấy mười đánh một, ắt rằng ta đông, địch ít...". Phân tán, phân hóa địch, thế địch tự nhiên biến thành yếu ớt, tập trung lực lượng của ta đối phó với sự yếu nhỏ của quân địch, ưu thế lấy đá chọi trứng đã được hình thành. Đây chính là cơ mưu "Phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".
Nhìn lại lịch sử từ xưa tới nay, trong các đế vương phong kiến, có người theo kế đó mà thành nghiệp lớn, trong thương trường hiện đại cũng có người dựa vào kế đó mà làm lũng loạn đối phương.
Trong phần mở đầu cuốn "Tam quốc diễn nghĩa” một bộ sách đứng đầu trong "Tứ đại kỳ thư” có một câu khiến người đọc nhớ mãi: "Thiên hạ đại thế (thế lớn trong thiên hạ), phân lâu tất sẽ hợp, hợp rồi tất lại phân". Cứ theo sự phát triển của Trung Quốc thì dường như nó rất ứng nghiệm với câu danh ngôn từ ngàn xưa này.
Thời Xuân Thu chiến quốc, quần hùng cát cứ tranh giành lẫn nhau, đất nước năm bè bảy mảng. Sau đó bị nước Tần tiêu diệt dần dần, thiên hạ thống nhất. Những năm cuối triều Tần, thiên hạ lại một lần nữa đại loạn. Sở, Hán tương chiến, khói lửa liên miên, kết quả lại bị triều Hán thống nhất. Sau mấy trăm năm, triều đình nhà Hán suy tàn, quần hùng lại nổi lên, tranh giành thiên hạ, thế là cục diện chia ba chân vạc đối chọi nhau, ngũ hồ, thập lục quốc, nam bắc tranh giành, kéo dài tới 400 năm. Cho đến năm 581, Dương Kiên Tùy Văn Đế tài năng suất chúng, khống chế quần hùng, lại một lần nữa khiến nước Hoa Hạ trở về với cục diện hòa bình, thiên hạ hợp nhất.

Từ câu "Thiên hạ đại thế” trải qua thảm họa chiến tranh, hỗn loạn, chia rẽ hàng trăm năm, Tùy Văn Đế đã thống nhất đất nước âu cũng là thuận ý người, hợp ý trời. Nhưng chúng ta muốn nói rằng, trong tính tất nhiên có tính ngẫu nhiên, bất cứ hiện thực tất nhiên nào của lịch sử cũng đều là kết quả nỗ lực hết sức gian khổ của một vài nhân vật lịch sử ngẫu nhiên nào đó. Đại nghiệp thống nhất Trung Quốc, tại sao lại do một Thừa tướng Bắc Chu Dương Kiên mà không phải là hoàng đế Bắc Chu - Vũ Văn Vân hoặc là hoàng đế Nam triều Trần Thúc bảo...
Tùy Văn Đế Dương Kiên đã nỗ lực cực khổ muôn phần để hoàn thành đại nghiệp thống nhất đất nước; như vậy bước thứ nhất của ông ta là sử dụng kế sách: "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh". Từ vị trí là Thừa tướng triều Bắc Chu, ông đã nhảy sang vị trí ngôi báu của hoàng đế triều Tùy.
Năm 577, khi Chu Vũ Đế, hoàng đế cuối cùng của triều Bắc Chu - một triều đại cuối cùng ở phương bắc, hậu kỳ Nam bắc triều qua đời, Chu Tuyên Đế - Vũ Văn Vân lên kế vị. Như vậy sau khi trải qua thời gian dài chiến tranh chia cắt, toàn quốc thống nhất, hòa bình trở lại, hợp với xu hướng của tình thế và không có gì có thể hợp với lòng người hơn. Nếu có thể nhận biết đúng tình thế, hăng hái muốn giúp nước, chắc chắn vinh quang thống nhất thiên hạ sẽ thuộc về Vũ Văn Vân. Đáng tiếc rằng Vũ Văn Vân không có chí lớn lại hoang dâm vô độ. Đối với cái chết của Chu Vũ Đế, ông ta không những không buồn rầu, đăm chiêu mà còn cầm cây gậy gỗ đến gõ vào quan tài và nói: "ông chết thật là quá muộn màng!". Quan tài còn chưa kịp chôn xuống đất, ông ta đã bức hiếp các phi tần của Vũ Đế. Lên ngôi không lâu, ông ta lập tức tuyển chọn các mỹ nữ từ khắp nơi trong thiên hạ. Thậm chí đối với cả vợ con của các đại thần cũng ép bắt giữ ở lại với ông ta. Ông ta còn tàn sát bừa bãi, dám giết những trung thần thân thích đã hết lòng khuyên ngăn ông ta. Thế là thiên hạ bất bình, lòng người chia rẽ.
Chu Tuyên Đế lên ngôi được một năm, nhưng vì phóng túng dâm lạc, không muốn thiết triều nghị chính, bèn đem ngôi báu giao cho con trai là Vũ Văn Xiển mới gần bảy tuổi. Không lâu sau, vì tửu sắc vô độ, bệnh tật khắp người, dùng thuốc kích thích rồi bệnh nặng, đột ngột qua đời.
Trong vương triều này, có một đại thần nhiều cơ mưu, ấp ủ chí lớn tên là Dương Kiên. Dương Kiên được phong là Tùy Quốc công, là Thừa tướng triều Bắc Chu. Nhận thấy hoàng đế đương triều mới chỉ 8 tuổi, liền giả tạo ra di chiếu của Vũ Văn Vân lúc lâm chung, lấy danh nghĩa giúp triều đình để nắm toàn bộ quốc gia đại sự.
Dương Kiên hiểu sâu biết rộng, thống nhất đất nước tuy là xu thế chung, nhưng họ hàng thân thích của nhà Chu không cam tâm để toàn quyền cho người khác, những trung thần hảo thủ không dễ hòa nhập vào khuôn mẫu của ông ta, vì vậy những người tài giỏi mưu lược tất sẽ phải gặp nhau trước khi chống chọi ác liệt. Giả sử như khiến địch phân hóa từ mạnh biến thành yếu có hiệu quả thì quân ta tất sẽ từ yếu biến thành mạnh, hình thành lên hình thế Thái Sơn áp đỉnh, và giành được ngôi vị hoàng đế một cách nhanh chóng, thuận lợi. Sau đó mấu chốt quan trọng là thống nhất đất nước.
Thế là Dương Kiên vừa mới bắt đầu phụ giúp triều chính, liền "cải cách lại chính sách tàn khốc của Tuyên Đế" và chính mình "tự thân thực hiện tiết kiệm" nên đã giành được sự quy tụ của thiên hạ, cuối cùng đã gần như đoàn kết được tất cả các lực lượng của địa phương, khiến ông nắm được triều chính của nhà Chu, quyền lực của ông nhanh chóng được tăng cường.
Đương nhiên, hoạt động giành quyền trong các việc chính sự của cung đình có biến đổi, nhưng điểm then chốt còn ở chỗ đối sách lực lượng của nội bộ trong triều đình. Chính vì vậy mà Dương Kiên một mặt trọng dụng những nghĩa sĩ ở Sơn Đông như Lý Đức Lâm, Cao Dĩ để hình thành một tập đoàn quân sự chính trị vững chắc mà lấy chính mình làm trung tâm. Đồng thời ông ta còn có thể phân hóa, làm tan rã thế lực của quân địch.
Chu Tuyên Đế Vũ Văn Vân có sáu người em. Người em lớn nhất là Vũ Văn Tán đã đủ tuổi làm quan, tính tình phóng túng lại ngu đần, nhưng Dương Kiên lại để anh ta làm hữu Thừa tướng, một vị trí trụ cột của đất nước. Tuy chẳng có quyền bính gì, nhưng ngược lại bổng lộc thì hậu hĩnh. Còn năm người em kia của Chu Tuyên Đế còn nhỏ tuổi, không thể đưa vào triều nhưng tất cả đều được đãi ngộ hết sức chu đáo.

Hữu Thừa tướng Vũ Văn Tán lúc thiết triều cứ có cơ hội lại thường bàn chuyện thiên hạ đại sự cùng với Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển. Vũ Văn Tán là chú của Chu Tĩnh Đế, Tĩnh Đế đương nhiên nghe nhiều mà nói ít. Dương Kiên rất sợ hai người có mưu cơ gì bí mật không có lợi cho mình bèn sai Lưu Phảng mang những ả đào xinh đẹp tặng cho Vũ Văn Tán. Vũ Văn Tán tuổi nhỏ nhưng hiếu sắc, được tặng mỹ nữ nên lòng vui mừng hớn hở coi Lưu Phảng như người tri âm tri kỷ. Lưu Phảng thấy vậy liền khuyên nhủ Vũ Văn Tán: "Thừa tướng là em lớn nhất của tiên đế, nay đã thu phục được lòng dân. Vũ Văn Xiển tuổi còn nhỏ không biết gì, đâu thể đảm nhận được trọng trách giang sơn. Nay vì tiên đế vừa qua đời, quần thần chưa ổn định, chính ra không nên gây trở ngại mà trước hết ngài nên yên tĩnh trong dinh phủ của mình, đợi khi mọi chuyện trở lại ổn định, lúc đó sẽ ngồi vào ngôi vị hoàng đế. Đó chính là thượng sách." Vũ Văn Tán nghe vậy tin tưởng và cho rằng đúng, liền cả ngày chỉ ở trong dinh thự của mình cùng với mỹ nữ uống rượu hưởng lạc không còn nghĩ tới việc thiên hạ đại sự nữa. Năm người chú của Chu Tĩnh Đế tuy ngu dốt, không biết gì nhưng nếu không bị phân tán thì quyền lực của họ sẽ rất mạnh có thể "hô vân hoán vũ”, khi đó Dương Kiên sẽ không thể đối đầu với họ được, cùng với việc Vũ Văn Tán khi lên thiết triều thường bàn bạc việc thời cuộc đại sự với Chu Tĩnh Đế. Tất cả những mối nguy hiểm đó nếu hợp lại sẽ thành đối thủ lớn đe dọa Dương Kiên. Thế nhưng, Dương Kiên lại không ngừng sử dụng kế sách mềm hóa khiến kẻ địch trở thành bạn hữu. Cuối cùng ông khống chế được năm kẻ địch trong tay của mình và kết giao "bạn hữu” với họ. Từ đó đã nhanh chóng hình thành kế sách Thái Sơn áp đỉnh.
Lực lượng đôi bên rõ ràng có lợi cho Dương Kiên, ông ta đã đưa ra kế sách chu đáo muôn phần, lại còn tiếp tục phân hóa lực lượng yếu ớt của địch. Khi mà những binh sĩ quan trọng đã nắm trong tay thì phân tán năm vua ra phụ thuộc của các địa phương: Triệu Vương, Trần Vương, Việt Vương, Đại Vương và Đằng Vương. Nếu như không ổn định chỗ của năm vương này thì tình hình chính sự trong cung đình có thay đổi. Cho dù là thành công thì chiến tranh quân sự trên một qui mô lớn cũng là khó có thể tránh khỏi. Vì vậy Dương Kiên lợi dụng con gái của Triệu Vương Vũ Văn Chiếu được gả cho thủ lĩnh Đột Quyết lệnh cho năm vương cùng ra kinh thành đưa tiễn. Năm vương không biết đó là kế sách liền cùng nhau vâng lệnh rời xa phong địa của mình. Dương Kiên lập tức giam lỏng năm vương ở kinh sư, càng không muốn thả hổ về rừng. Năm kẻ địch lớn mạnh này hóa ra là vô hình.
Ngoài ra Dương Kiên còn thông báo cho Đột Quyết, Nam và triều Trần, ổn định nơi ở sau đó đến lương thực, cho dù ở phương diện nào cũng phải phòng thủ nghiêm ngặt và ngăn chặn những cái chốt chân chính của kẻ địch để dành được khả năng trợ giúp bên ngoài.
Như vậy Dương Kiên đã ổn định được việc cướp đoạt nhà Chu, tạo điều kiện chín muồi cho triều Tùy.
Ý đồ cướp đoạt ngôi nhà Chu của Dương Kiên ngày càng rõ rệt. Năm 580, đại thần thân thích của nhà Chu gặp tổng quản Uất Trì Quýnh, mọi người không cam để nhà Chu bị tiêu diệt, quyền hành bị thao túng nên đã xuất binh đánh Dương Kiên. Nhưng Uất Trì Quýnh sớm ở vào tình thế đơn độc nên nội trong 68 ngày ngắn ngủi binh sĩ bị bại trận rồi.
Tháng 2 năm 581, Dương Kiên ép Chu Tĩnh Đế nhường ngôi, thuận tiện cho việc lên ngôi lập quốc của hoàng đế triều Tùy. Đại đa số các đế vương phong kiến đều ăn không ngồi rồi, là những người không có tài năng, rất ít người có tài. Hãy xem, những vị vua dựng nước thường là mưu kế hơn người. Tùy Văn Đế cũng thế, chẳng hề có chiến tranh mà dễ dàng giành được ngôi vị hoàng đế. Sau khi giành được ngôi vị hoàng đế thì có thể dựng nước, thống nhất đất nước.
Tùy Văn Đế giành được thành công ở ngôi vị hoàng đế, vấn đề mấu chốt là ở chỗ ông ta có khả năng biết đoàn kết, biết cô lập kẻ địch, chẳng qua ông đã sử dụng kế sách "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".

Trong kinh doanh thương trường, mưu kế "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh" trên thực tế chính là một qui tắc cơ bản của chiến lược: "Tập trung được lực lượng chính là điểm để ta có thể dẫn đầu". (B.D. Charderlin), một mặt mong cho đối thủ cạnh tranh phân tán khắp nơi, mặt khác tập trung vốn nhân lực, nguyên liệu vốn có hạn của mình vào một chỗ, đã dẫn đầu lại càng dẫn đầu. Cụ thể là tìm điểm yếu nhất trong kẽ hở của đối thủ để đột phá, chọn địa điểm và thời cơ có lợi nhất, làm tan rã liên minh của đối thủ việc này đòi hỏi phải dùng kế sách Thái Sơn áp đỉnh, nhất loạt làm tan rã đối thủ, thuận lợi cho việc chiếm lĩnh thị trường một cách vững chắc.
Vào thập niên 70, công ty Philip Moris thấy tình hình của công ty thuốc lá lập ra rất nhiều, biết rõ rằng để giành được ưu thế trong các mặt như phục vụ, hương vị thuốc, bao bì là hoàn toàn không hy vọng, nên đã sử dụng kế sách "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh", dứt khoát tập trung toàn bộ vào việc Tuyên truyền, quảng cáo nguyên liệu để đi tới một điểm: dốc hết tất cả sức lực để khai phá và Tuyên truyền loại xì gà có hàm lượng nicotin thấp. Sau đó tung loại thuốc lá này ra thị trường, còn những loại thuốc lá có hàm lượng nicotin cao có nguy cơ khiến người ta bị bệnh ung thư đang dùng trên thị trường, khi mà tất cả các loại thuốc lá thơm này bị giảm trên thị trường thì thị trường của công ty chiếm độc tôn và không ngừng phát triển. Vậy vì cớ gì? Các công ty khác đều phân tán các mặt như chế biến thuốc, các trình tự tiêu thụ thuốc, kết quả là mặt nào cũng đều yếu về lực lượng. Thế mà công ty Moris đã khắc phục được nhược điểm đó và đã giành được tiếng thơm, đương nhiên sẽ giành được thành công.
Trong ngành máy tính trên thế giới hiện nay, Nhật Bản cũng gia nhập vào ngành điện toán với thái độ thận trọng...

Nguyên nhân là như thế nào? Vào đầu những năm 50, chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy rằng, Nhật Bản là một quốc gia có mật độ dân số đông, đất đai hạn hẹp, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nên đã quyết định đưa ra chiến lược "xây dựng một đất nước khoa học, kỹ thuật". Dùng tài nguyên có hạn đó để tập trung phân bổ cho sự nghiệp máy tính. Như vậy, nước Mỹ tuy có thực lực hùng hậu, nguồn lực tăng mạnh, nhưng do lực lượng phân tán, lại luôn ở vị trí dẫn đầu, nhưng trong ngành khoa học kỹ thuật cao then chốt này dần dần như con ngựa mất móng, lại đối mặt với một binh lực ưu thế của Nhật Bản nên ngày càng rơi vào tình thế "lực bất tòng tâm", chạy ngược chạy xuôi. Hiển nhiên, người Nhật, trên một chiến lược vĩ mô đã chọn kế sách "Phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".

Chương 2

Xem xét tình thế, biến đổi linh hoạt

Tháng 9 năm 581, hai tướng Chu La Hầu và Tiêu Ma của Nam Trần xâm nhập vào biên giới nhà Tùy. Dương Kiên sớm đã có hoài bão diệt nhà Trần thống nhất thiên hạ, bởi vậy sau khi xây dựng đất nước xong liền phái con trai thứ là Dương Quảng làm tổng quản Tính Châu, Hạ Nhược Bật làm tổng quản Ngô Châu, Hàn Cầm Hổ làm tổng quản Lư Châu, lần lượt trấn giữ Sơn Tây Thái Nguyên, Giang Tô Dương Châu và Hợp Phì An Huy, làm tốt công tác chuẩn bị đề phòng quân Đột Quyết xâm phạm quấy nhiễu ở phía bắc và tiến về phía nam tiêu diệt nhà Trần. Lúc này, mọi việc bố trí đã xong, Dương Kiên phong cho Thượng trụ quốc trưởng Tôn Lãm và Nguyên Cảnh Sơn làm Hành quân nguyên soái, lệnh cho Thượng thư bộc xạ Cao Cảnh làm thống soái, lấy cớ Nam Trần xâm nhập lãnh thổ, bắt đầu tiến hành kế hoạch "tiên Nam hậu Bắc".
Nhà Trần là một nước lớn, quân nhiều tướng mạnh, thực lực trù bị tương đối mạnh, nhưng so với quân Đột Quyết lúc bấy giờ thì quân Trần yếu hơn. Bởi vậy kế hoạch "tiên Nam hậu Bắc" chính là sách lược đánh kẻ yếu trước kẻ mạnh sau.

Hơn nữa người Đột Quyết chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, tầm nhìn thiển cận. Tuy mấy lần xâm nhập vào Trường Thành nhưng cũng chỉ để cướp bóc người ngựa và tiền bạc, nhà Tùy cũng đã đề phòng chuyện này rồi. Cho nên tiến về phía nam diệt nhà Trần cũng không lo chuyện xảy ra ở đằng sau. Vì vậy đánh vào Giang Nam trước tiên để tăng cường sức mạnh của nhà Tùy ngay, như vậy có lợi cho tốc độ chiến thắng.
Không ngờ, trong lúc quân Tùy đang ráo riết hành động thì có tin cấp báo: quân Đột Quyết liên kết với Thứ sử Doanh Châu là Cao Bản Ninh của Bắc Tề đồng loạt tiến công vào biên giới Lâm Du (nay là biên giới Sơn Hải) của nhà Tùy, chuẩn bị tiến nhanh vào phía nam với qui mô lớn. Tùy Văn Đế Dương Kiên vô cùng kinh hãi.
Dân tộc Đột Quyết là một chi khác của dân tộc Hung Nô, họ là một dân tộc du mục sống ở nơi có nhiều cỏ và nước, hưng khởi vào cuối thời Bắc Ngụy, cường thịnh vào thời kỳ Bắc Tề, Bắc Chu thế kỷ thứ VI. Đất đai rộng bao la, phía bắc đến Trường Thành, phía nam đến Bối Gia Nhĩ, tây đến Hưng An Lĩnh còn phía đông đến biển Bắc Hải. Họ có mấy chục vạn kỵ binh, nhiều vũ khí ưu thế như cung, nỏ, giáo, mác, đao kiếm... Hồi ấy, tuy Đột Quyết chưa nằm trong chế độ Hung Nô nhưng thủ lĩnh có uy quyền tuyệt đối, các tướng sĩ chiến đấu rất hăng, dũng mãnh do vậy sức chiến đấu vô cùng mạnh. Thời kỳ Bắc Tề và Bắc Chu, hai nước hợp lại cống nộp vàng bạc gấm lụa cho Đột Quyết để xin hòa và cầu thân. Đột Quyết càng thêm ngạo mạn, phó thủ lĩnh nói:
- Hai nước nhỏ (chỉ Bắc Tề và Bắc Chu) cũng có hiếu như thế, việc gì phải lo nước nghèo.
Dương Kiên sau khi đổi Chu thành Tùy đã dần dần giảm cống nạp cho Đột Quyết. Đương nhiên là tộc Đột Quyết không bằng lòng, nhưng vì lúc đó Đà Bát Khả hãn qua đời, con cháu tranh giành quyền lợi, nên không thèm đếm xỉa gì đến nhà Tùy. Đến lúc đó, Sa Bát Lược Khả hãn đã ổn định cục diện, công chúa thiên kim Bắc Chu được gả cho Đà Bát Khả hãn theo tục lệ đã lại gả cho Sa Bát Lược Khả hãn, không cam chịu bị Dương Kiên cướp ngôi thay thế nhà Chu, bà ta ngày đêm cầu xin sai quân báo thù. Sa Bát Lược Khả hãn thế là có âm mưu lấy cớ nhà Tùy tiến công về phía nam để tổng lực tiến đánh Tùy.
Cũng lúc đó, Trần Tuyên Đế bị bệnh chết nên sai quân sang Tùy xin hòa. Không ít đại thần nhà Tùy cho đó là cơ hội tốt để tấn công nhà Trần ở phía nam. Tiên Nam hậu Bắc, diệt Trần thống nhất là một kế hoạch lớn được chuẩn bị rất kỹ càng, không thể do dự chần chừ được, họ sôi nổi khuyên Tùy Văn Đế tiếp tục đánh, đừng vì những cử động của Đột Quyết mà phá hỏng đại cục. Nhưng Tùy Văn Đế lại cho rằng "lễ bất phạt tang" (không nên đánh nhau trong lúc có tang) nên đồng ý giao hòa, rút quân mã ở phía nam về, đồng thời xác định lại kế hoạch "Nam hòa Bắc công (hòa hoãn ở phía nam, tấn công lên phía bắc), điều quân về phía bắc để chống lại và tấn công Đột Quyết.

Rất nhiều đại thần không bằng lòng với cách hành động của Tùy Văn Đế. Nhưng ông nói:
- Đột Quyết ỷ vào kỵ binh mạnh, hành động nhanh chóng thoắt ẩn thoắt hiện, ta rất khó đối phó. Nhưng nay Sa Bát Lược Khả hãn vì ôm mối thù mà đến đây, ý muốn cướp tài sản, tấn công thành trì đoạt đất đai, muốn thâm nhập vào trung tâm quan trọng của ta, dã tâm của họ khó lường. Còn nhà Trần hiện nay chẳng còn lòng dạ nào để đánh nhau, hơn nữa năng lực cũng không còn. Bởi vậy, thống nhất sự nghiệp lớn tuy lấy việc tiêu diệt Trần làm tiêu chí, nhưng trở ngại lớn nhất lại là Đột Quyết. Nếu cứ khư khư giữ lấy kế hoạch cũ không tùy cơ ứng biến, thay đổi kế hoạch thì sẽ rơi vào tình trạng trước sau đều có địch. Hơn nữa, thành Trường An cách biên giới phía bắc không xa, phòng vệ mỏng và yếu, một khi bọn Đột Quyết thừa cơ xông vào thì khó mà chống nổi. Đấy là chưa kể đến thống nhất nghiệp lớn, e rằng ngay cả việc ổn định đất nước cũng chẳng yên!
Tùy Văn Đế xem xét thời thế, mượn danh nghĩa không đánh nhau lúc tang gia mà chuyển hướng dùng binh, áp dụng kế hoạch thiết thực nhất là hòa hoãn ở phía nam tấn công lên phía bắc. Với một nước Tùy thành lập không lâu, thực lực quân đội chưa đủ mạnh, tình hình trong nước vẫn còn rối ren, lỏng lẻo, ông tiến hành kế hoạch như vậy mới tránh cho nước Tùy phải tác chiến trên cả hai trận tuyến, để tập trung lực lượng chế ngự quân Đột Quyết giải tỏa nguy hiểm chủ yếu. Sau đó ổn định tiến quân xuống phía nam, thống nhất đất nước, đặt nền móng vững chắc cho sau này.
Trong cạnh tranh thương nghiệp, tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, mục tiêu về lợi ích, thủ đoạn kỹ thuật... đều biến hóa khôn lường. Do vậy phải xem xét thời thế, căn cứ vào tình hình thay đổi mà quyết định một cách linh hoạt, kịp thời điều chỉnh và thay đổi hành vi, sách lược để biến cái nguy hiểm thành thắng lợi, độc chiếm ưu thế.
Mấy năm trước đây, một loại gạt tàn thuốc lá do tỉnh Triết Giang sản xuất chất lượng rất tốt, hình thức đa dạng tiêu thụ ra cả nước ngoài. Nhưng không lâu sau, khách hàng không mặn mà lắm. Qua điều tra mới biết loại gạt tàn đó đẹp thì đẹp thật, lại dễ rửa nhưng trong phòng ở của người nước ngoài thường dùng quạt điện treo tường nên hễ mở quạt là tàn thuốc bay mù mịt khắp phòng.
Nhận được tin đó, xưởng sản xuất lập tức thay đổi mẫu mã, nghiên cứu và đưa ra loại gạt tàn miệng nhỏ, đế sâu, bụng rộng. Nó lại nhanh chóng được mọi người chấp nhận.
Song lại chỉ được vài năm, rất nhiều gia đình ở nước ngoài dùng sang máy điều hòa. Thế là chiếc gạt tàn miệng nhỏ đế sâu vì rửa không sạch nên lại bị lạnh nhạt. Xưởng sản xuất cố tìm cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kịp thời tung ra sản phẩm mới, từ đó chiếm lĩnh thị trường...

Tháng 7 năm 1983, công ty Nhậm Thiên Đường của Nhật Bản đã phát minh ra bộ trò chơi điện tử nối với vô tuyến, dẫn đến một cuộc cải cách trong lĩnh vực giải trí của con người, bán chạy như tôm tươi. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về số lượng máy trò chơi điện tử ở Nhật Bản thì các nhân sĩ nổi tiếng trong xã hội Nhật Bản bắt đầu lên tiếng về mặt trái của trò chơi điện tử đã ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em, mà như thế nó không có giá trị gì. Điều này đối với công ty Nhậm Thiên Đường mà nói, là sự đả kích rất mạnh. Công ty lập tức nghiên cứu lại đối sách, thay đổi sản phẩm.
Trước hết, đưa ra phụ kiện mới là "hộp học tập của trẻ em", nó có thể nối với máy trò chơi điện tử hoặc vô tuyến. Trong vô tuyến sẽ xuất hiện những hình ảnh sống động và tiếng thầy giáo giảng bài, trẻ em có thể vừa chơi vừa học, có chỗ nào không hiểu thì học lại. Học xong một giai đoạn thì nó có thể giúp bạn trắc nghiệm tính điểm. Bộ trò chơi "hộp học tập" này có sức hút rất lớn, thị trường càng được mở rộng.
Sau này công ty Nhậm Thiên Đường lại phát minh ra một phụ kiện mới dành cho người lớn, đó là máy "xử lý tin tức cổ phiếu”. Căn cứ vào đó người ta có thể kịp thời tiếp nhận và xử lý tin tức của thị trường cổ phiếu, đúng là "kiếm vào hàng vạn chỉ cần bật ngón tay."
Thế là bộ máy trò chơi điện tử truyền thống lại một lần nữa phát triển phổ biến, tiêu thụ mạnh ở khắp nơi.

Chương 3

Lấy mâu thuẫn nội bộ để tiêu diệt lực lượng

Dương Kiên đã dùng chiến lược "tiên Nam hậu Bắc" (Nam trước Bắc sau), hy vọng sau khi xuống phía nam tiêu diệt nhà Trần, thì sẽ chế phục hoàn toàn được Đột Quyết. Nhưng không ngờ đúng lúc Dương Kiên xuống phía nam đánh quân Trần thì các binh sĩ của Đột Quyết thay đổi quan niệm, họ chỉ cần tiền bạc, vật chất chứ chẳng đoái hoài gì tới đất đai, lời thề phải báo thù cho nhà Bắc Chu, nay lật ngược sang triều Tùy. Phải đối mặt với binh mã lớn mạnh của Đột Quyết, triều Tùy đã sử dụng hết lực lượng mà không có cách nào ngăn nổi quân Đột Quyết tràn xuống phía nam. Chính quyền triều Tùy đã vô cùng nguy cấp như trứng để đầu đẳng, thế là Dương Kiên quyết định thay đổi chiến lược "tiên Nam hậu Bắc", thành “tiên Bắc hậu Nam", bảo đảm cái gốc của đất nước mình.
Thế nhưng, chính quyền mới cần nuôi dưỡng cùng dân, dân tộc Đột Quyết lớn mạnh cũng cần phải được chế phục lại kịp thời. Chiến lược "tiên Bắc hậu Nam" cụ thể đã được thi hành như thế nào? Dương Kiên phải cực nhọc, lao tâm khổ tứ, khó khăn lắm mới có được chính sách tuyệt như thế.
Lúc này, đại tướng Trường Tôn Thạnh phụng mệnh đi sứ đã lâu nay trở về Trường An. Trường Tôn Thạnh rất chú ý đến tình hình diễn biến nội bộ của Đột Quyết và tính con người, đất nước, địa lý của Sơn Xuyên, liền trình lên Tùy Văn Đế một mưu kế "lợi dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc để tiêu diệt lực lượng". Tùy Văn Đế phân tích thấu triệt, hợp tình hợp lý nên cứ dựa vào đó mà làm.

Thế nhưng, từ sau khi Đà Bát Khả hãn qua đời, vì tranh giành ngôi vị, cho nên giữa những người em, con trai và mấy người cháu của Đà Bát đã xảy ra một cuộc đọ sức gấp rút. Trước tiên là người con của Đà Bát, tên Am La thừa kế ngôi hãn, cháu của Khả hãn là Đại La ngược lại không bằng lòng nên rêu rao tiếng xấu. Tiếp đó Am La lại bị ép phải nhường ngôi cho một người cháu họ khác tên gọi Nhiếp Đồ nên trong lòng không cam. Nhiếp Đồ ngược lại chẳng thèm bàn bạc liền tự xưng là Sa Bát Lược Khả hãn, giáng Am La thành Khả hãn thứ hai. Sau khi Đại La không chịu nghe theo thì liền bàn bạc đưa ra A Ba Khả hãn. Nhiếp Đồ dứt khoát làm theo ân huệ, trao mũ của Đạt Đầu Khả hãn cho Điểm Quyết, người em của Đà Bát một thực lực hùng hậu. Thế nhưng ngôi Khả hãn này phân chia thành bốn mặt, Sa Bát Lược ở giữa vỗ tay tán thưởng, chế ngự điều khiển cũng đã tập trung được. Còn kế sách mà Trường Tôn Thạnh đưa ra "lấy mâu thuẫn nội bộ giữa các dân tộc để tiêu diệt lực lượng” chính là muốn phá vỡ cái cục diện ổn đinh trước mắt này, khiến cho sự bất đồng, rạn nứt vốn có giữa họ lộ hằn ra, thông qua sự tàn sát, giao chiến trong nội bộ dân tộc Đột Quyết để tự làm hao mòn thực lực của mình, từ đó không cần đánh cũng thắng.
Thế là Tùy Văn Đế sai Thái bộc Nguyên Huy mang lễ vật đi sứ sang Tân Cương, kết giao với Đạt Đầu Khả hãn. Đạt Đầu Khả hãn rất đỗi vui mừng, sau khi nhận được lễ vật liền sai sứ thần bái tạ. Đạt Đầu Khả hãn ở Tân Cương là chú của Sa Bát Lược, có lực lượng mạnh nhất. Triều Tùy kết giao với Đạt Đầu, chắc chắn thực lực tổng thể của dân tộc Đột Quyết sẽ yếu đi một nửa.
Tùy Văn Đế thu nhận Trưởng Tôn Thạnh là tướng quân, rồi nhờ Đột Lợi Thiết thống lĩnh các nước Hề, Lập, Khiết Đan (Thiết tức là nguyên soái). Đột Lợi Thiết là em của Sa Bát Lược, vì là họ hàng tình nghĩa, có hiềm ngầm xem xét ngôi vị hãn ấy mà có vẻ kiêng sợ Sa Bát Lược. Đột Lợi Thiết và Trường Tôn Thạnh vốn đã có giao tình từ trước, lúc này gặp mặt, được Trường Tôn Thạnh dẫn dắt, liền âm thầm phụ giúp triều Tùy. Triều Tùy sẽ lập tức tránh được đại họa Đông Bắc.
Năm 582, Sa Bát Lược cuối cùng cũng đã hiểu được đối với những thành quả và kế sách của triều Tùy, mệnh lệnh tập trung toàn bộ ở Khả hãn, có khoảng hơn 40 vạn binh mã xuống phía nam quấy nhiễu: Binh mã của Đột Quyết ngày ngàn dặm. Sa Bát Lược muốn cố gắng nhưng thấy được tình cảm của triều Tùy và Đạt Đầu Khả hãn nên tự mang binh mã mà đi. Trường Tôn Thạnh nhân cơ hội này Tuyên bố một câu. “Chính sự liên kết nối liền giữa Đạt Đầu và triều Tùy đã phá vỡ nha trướng của Sa Bát Lược." Sa Bát Lược cũng thấy người và ngựa đã giảm đi quá nửa lo sợ vội vàng điều binh không tấn công mà chỉ phản công. Từ đó, Sa Bát Lược tăng thêm vẻ kiêng kỵ đối với Đạt Đầu và mấy Khả hãn của ông ta, sự nghi kỵ dần dần cũng hóa thành chiến tranh.

Thực lực của Đột Quyết bị tiêu hao và suy yếu. Triều Tùy dần dần đã phản kích lại lực lượng quấy nhiễu của Đột Quyết. Trong một lần phản kích vào cuối năm 583, phía Đột Quyết chỉ có Sa Bát Lược và lực lượng nhỏ yếu của A Ba Khả hãn ứng chiến. Sa Bát Lược đại bại, A Ba cũng lần thắng lần thua. Trưởng Tôn Thạnh liền phái một nhà biện sĩ đuổi A Ba và nói rằng: "Sa Bát Lược xuống phía nam, mỗi lần đánh là một lần thắng, vì thế dân chúng có lòng tôn kính. Binh mã và địa vị của anh cũng ngang với Sa Bát Lược, thế mà lần đầu tới đã bị bại trận, dân chúng Đột Quyết cho thế là điều thật xấu hổ, làm sao một tướng lĩnh có thể dễ bại trận như vậy? Tới lúc đó Sa Bát Lược sẽ nhân cơ hội mà thực hiện nguyện vọng ấp ủ từ lâu giành lấy nha trướng của anh. Mối liên hợp hiện nay giữa Đạt Đầu Khả hãn và triều Tùy, đến Sa Bát Lược cũng đành bó tay mà thôi. Tại sao anh không cùng triều Tùy liên kết với Đạt Đầu đó chẳng phải là kế sách tuyệt vời hay sao . " A Ba tin và cho rằng đúng nên lập tức đồng ý ngay.
Sa Bát Lược vốn đã mang hận trong lòng, biết A Ba là cận thần của triều Tùy, liền tức giận đem quân đánh phá giành lấy nha trướng của A Ba và đem cha, mẹ, vợ con của A Ba giết sạch. A Ba không gia đình vội đến Đạt Đầu mượn 100.000 binh lính, đi tìm Sa Bát Lược đòi mạng. Đội quân nào nặng căm hờn đội quân ấy tất sẽ thắng, Sa Bát Lược bị đánh lại tơi bời. A Ba giành được thắng lợi, hăng hái muốn giúp nước, không lâu sau đã mở mang dựng lên một Tây Đột Quyết rộng lớn, lực lượng vượt xa Sa Bát Lược và Đạt Đầu.
Trong cuộc chiến hỗn loạn có quy mô của nội bộ Đột Quyết, các bên đều sai sứ thần đến Trường An xin cứu viện cầu hòa, Tùy Văn Đế ngược lại nhất mực không đồng ý, để họ tự mình giết mình đưa tới một xã hội hỗn loạn. Cho tới lúc các bên tranh nhau tinh thần rệu rã, sức lực kiệt quệ, hơn nữa phe phái mới A Ba xuất hiện, áp đảo lực lượng Sa Bát Lược và Đạt Đầu lời cầu cứu khẩn thiết của Sa Bát Lược mới được Văn Đế đồng ý, phái binh giúp đỡ Sa Bát Lược tấn công lại A Ba Khả hãn. Từ đó mà duy trì trạng thái cân bằng liên kết tương hỗ của Sa Bát Lược, Đạt Đầu và A Ba, lại khiến cho Sa Bát Lược cam tâm tình nguyện quy hàng.
Từ đó, Đột Quyết nằm dưới sự áp chế của triều Tùy, các bộ tộc hàng năm phải cống hiến cho triều Tùy, liên tục không ngừng.
Hán Vũ Đế tiến công lên Bắc tiêu diệt tộc Hung Nô, dụng binh hơn 10 năm, phải trả cái giá quá cao. Tùy Văn Đế lại dùng kế sách "lấy mâu thuẫn nội bộ giữa các lực lượng để tiêu diệt lực lượng”, hầu như chẳng cần động binh mà trong hai, ba năm đã đánh bại Đột Quyết. Có thể thấy rằng kế sách đó về mặt quân sự quả là một kế sách tuyệt diệu.

Trong buôn bán thương trường tuy so với vấn đề quân sự thì không giống nhau, nhưng kế sách "dùng mâu thuẫn nội bộ để tiêu diệt lực lượng" ngược lại có sự cộng thông giữa hai ngành. Trong kinh doanh, sử dụng kế này chính là khiến đối thủ một phân thành nhiều, hoặc là cố ý tìm thêm mấy đối thủ, sau đó tạo ra không khí tranh giành, khiến cho sự ngờ vực hiềm khích giữa các đối thủ trong cuộc cạnh tranh không ngừng được lan ra, từ đó mà lực lượng đối thủ này tiêu hao lực lượng đối thủ kia, nên cứ ngồi chẳng cần đánh cũng giành được hiệu quả thắng lợi gấp mấy lần.
ABC, NBC, CBS là ba đài truyền hình lớn của Mỹ. Trước khi Olympic khai mạc ở Maxcơva, nhân viên hành chính cấp cao của ba đài truyền hình lớn này được mời tới Liên Xô. Trong cuộc gặp mặt, họ mới biết Liên Xô đưa giá cho quyền truyền hình thế vận hội lên tới 2,1 tỉ đô-la, hơn nữa lại tiền mặt. Theo logic bình thường thì không có cách nào tính toán được chi phí loại hình này.
Sau khi đưa ra tình hình như vậy. Liên Xô cổ vũ cho ba đài truyền hình đưa ra giá cả. Đại diện của ba đài truyền hình này đều được mời tới thủ đô của Liên Xô. Rất tự nhiên, họ như chiếc thuyền đấu sĩ La Mã, bị rơi vào cảnh phải thi thố trên thương trường. Người Mỹ tuyệt nhiên không phải kẻ ngốc, giám đốc tin tức thể thao ABC nói rằng: "Người Liên Xô đem chúng tôi làm thành ba con giống như con dế mèn đựng trong bình, sau khi chiến tranh kết thúc, hai con bại trận sẽ chết còn con thắng trận vì đói khát cũng chết luôn".
Tuy không phải ngu ngốc, nhưng trước tình thế như vậy thì bản thân mình cũng không khống chế được mình rồi. Mức giá tiêu chuẩn của ba đài truyền hình được đưa ra lần lượt: NBC là 70.000 đô la, CBS là 71.000 đô la và ABC là 73.000 đô la.
Mọi người đều cho rằng ABC giành được quyền truyền hình. Không ngờ Đài truyền hình CBS nhờ chuyên gia Paker tới Maxcơva nói rõ ý nguyện đưa giá cao để giành được quyền truyền hình.
Mọi người đều cho rằng CBS mới chính là người thắng cuộc. Liên Xô lại đột nhiên tuyên bố quyền truyền hình Thế vận hội đã thuộc về công ty mậu dịch của Mỹ có tên là Satra. Công ty Satra nằm ở thành phố New York, tuyệt nhiên không phải là nhà trung gian mà trực tiếp nhận được từ một tổ chức Liên Xô điều khiển.

Sau đó, Liên Xô mượn công ty Satra để làm cầu nối, lại khuyên để cho nhà trung gian Paker dắt mối, một lần nữa làm cho các đài truyền hình đấu vật với nhau như những dũng sĩ La Mã, cuộc truy đuổi khiến bọn họ bị tiêu hao lực lượng vô kể.
Sau cùng, Paker dâng cho cơ hội này tới NBC, dưới sự mê hoặc bằng những lời đường mật, NBC lại chóng mặt quay đầu tới Maxcơva, họ khốn khổ chạy đôn chạy đáo tới mức ngạt thở tàn hơi, chân tay mỏi nhừ thì mới được quyền tiếp nhận "phần thưởng chiến thắng. NBC phải tốn 870.000 đô la Mỹ để được đưa tin về Thế vận hội, ngoài ra còn tốn các chi phí khác cho công ty Satra và Paker... tổng cộng khoảng 100.000 đô la.
NBC rốt cuộc đã đánh bại các đài truyền hình khác, đứng trên ngai vàng của sự thắng lợi. Nhưng trong con mắt của những người hiểu biết thì kẻ thắng lợi chính là Liên Xô. Họ đã áp dụng kế "lợi dụng mâu thuẫn nội bộ để tiêu diệt lực lượng . Người Liên Xô đã thu lời từ bọn họ 2,1 triệu đô la. Vốn dĩ họ chỉ hy vọng đạt được 600.000 - 700.000 đô la. Từ việc không có thực, họ đã tạo ra đầu mối để gây nên cuộc hỗn chiến giữa các đối thủ, dần dà loại bỏ từng người một. Kế sách của Liên Xô quả là tuyệt hảo.


Nguồn: HayQua.Wap.Sh
SEO : Bạn đến từ :
sinhvien.wen.ru

XtGem Forum catalog