Tư Mã Viên cháu nội Tư Mã Ý (người bị Khổng Minh chê là đàn bà tặng cho chiếc yếm) được cha là Tư Mã Chiêu truyền ngôi cho làm vua thì cất quân đi đánh Ba Thục với lý do con của Lưu Bị cho Khương Duy (người làm thay Khổng Minh Gia Cát Lượng làm quân sư) đem quân đi đánh nước Ngụy. Trước đó có hai dư luận về Khổng Minh, một cho là Khổng Minh chán chuyện thế sự, vì biết nhiều thiên cơ nhưng không đảo ngược được thiên cơ, thành ra lên núi tu tiên, hai cho là Khổng Minh đã chết chôn trên Định Quân sơn.
Nước Ba Thục không có tướng tài, quân lại yếu kém, quân sư không nhiều mưu mô thành ra bị Tư Mã Viên thôn tính.
Tư Mã Viên làm vua cả Ngụy lẫn Ba Thục lấy hiệu là Tấn Võ Đế đóng đô ở Lạc Dương.
Tư Mã Viên cũng như Tào Tháo là người ưa các khoa học huyền bí như bói toán và khoa phong thủy. Bên cạnh vua luôn có những bốc sư như Hoa Hi, Gia Sủng (Hi và Sủng là cháu chắt của Hoa Hâm và Gia Hủ).
Bữa nọ Tấn Võ Đế nằm mơ thấy điều lạ, thực dậy bắt ngự sử ghi chép lại điềm mộng, sáng ra đưa các bốc sư đoán điền giải mộng, nhưng cả Hoa Hỉ lẩn Gia Sủng đều nói điềm mộng này qúa kỳ bí phải tìm Thần bốc Quản Bật mới đoán nổi (Quản Bật là cháu ba đời Quản Lộ thần bốc của Tào Tháo).
Tân Vỏ Đế cho người lên núi Triệu Quản Bật xuống. Được lệnh vua Triệu Quản Bật vội vã xuống núi. Thấy Quản Bật là người tiên phong đạo cốt trán cao mắt sáng điệu bộ khoan thai từ tốn Tấn Võ Đế rất ưng ý.
Quản Bật giải thích cho Tấn Võ Đế biết điềm chiêm bao của vua có liên quan tới sự nghiệp lâu dài của Tấn Võ Đế. Nhưng vì là điềm kỳ bí nên Quản Bật nói rằng phải Gia Cát Lượng Khổng Minh hoặc Bàng Thông mới có đủ học vấn để giải thích được cặn kẽ điềm mộng này.
Tấn Võ Đế nghe Quản Bật nói thì ngạc nhiên hỏi rằng cả Khổng Minh lẫn Bàng Thống đã chết hai trăm năm rồi tìm đâu ra nữa. Bộ họ có thuật trường sinh bất tử sao mà tìm được.
Quản Bật đáp lại với Tấn Võ Đế là ông ta mới gặp Khổng Minh gần đấy trong một trường hợp hi hữu.
Theo Quản Bật thì mới đây Quản Bật đi Giang Nam, khi qua một khu rừng thì trời vừa tối Bậc liền leo lên một cây cổ thụ để tránh thú rừng và ngủ qua đêm.
Đương ngồi trong đêm tối đen như mực, chợt Quản Bật thấy một đốm lửa chập chờn trước mắt, đốm lửa càng ngày càng tiến gần về phía Bật...
Đồng thời với sự xuất hiện của đốm lửa chập chờn là một điệu nhạc vừa du dương vừa hùng tráng vọng lại. Đột nhiên ngọn lửa tắt ngấm và điệu nhạc cũng bặt luôn, làm cho Quản Bật phân vân không biết tại sao có hiện tượng lạ này.
Bật cho là ma quỷ muốn ghẹo mình. Nhưng chỉ một giây sau đốm lửa lại xuống hiện và cùng với hai chấm xanh lè và tiến lại gần Quản Bật hơn và ngừng ngay dưới gốc cây nơi Bật đang ngồi trên cành. Bật định thần nhìn kỹ, dưới gốc cây thấy một con cọp khá lớn đang nằm phủ phục, hai chân trước cào đất dưới gốc cây... Kỳ quái hơn đuôi con cọp có một ngọn đèn và hai chấm xanh là hai con mắt cọp. Con cọp nằm phủ phục cào đất mắt nhìn bên ngọn cây. Đôi mắt cọp thật hiền từ, như muốn nói với Bật điều gì. Thình lình con cọp trườn mình và nằm sát đất như muốn mời mọc Bật leo lên lưng. Bật còn đang phân vân trước hiện tượng này thì chân trước cọp bỗng cào thành chữ “Triệu” (có nghĩa là mời). Nhìn chữ “triệu”, Bật bấm một quẻ độn thấy quẻ tốt liền xuống đất leo lên lưng cọp. Bật lên lưng cọp rồi thì cọp quấy đuôi khoai thai bước đi. Ban đầu cọp đi từ từ nhưng sau được trớn phóng nhanh làm Bật ngồi lên lưng phải ôm lấy cổ cọp khi nghe gió vi vu bên tai.
Con cọp này là đệ tử của một đạo nhân, nó không nói được nhưng dùng chân viết được chữ và biết nghe tiếng người...
Tấn Võ Đế nghe Quản Bật kể đến đây thì hỏi có phải cọp là đệ tử của Khổng Minh Gia Cát Lượng không? Bật cho biết cọp là đệ tử của Thủy kinh đạo nhân, bạn cùng tu với Khổng Minh. Thủy kinh đã tiết lộ với Quản Bật nhiều điều về Tấn Võ Đế nhưng còn lờ mời lắm... Thủy kinh nói chỉ có Khổng Minh mới biết được thiên cơ bí hiểm trước và sau hai ngàn năm... Hiện Khổng Minh còn cuốn Thánh Thư cẩm nang trên núi Định Quân, quyển sách này co ghi tất cả bí mật thiên cơ trước và sau hai ngàn năm...
Tấn Võ Đế nghe đến đây thì quyết định cùng với một số triều thần và quân lính di với Quản Bật lên núi Định Xuân lấy Thánh thư Cẩm nang và tìm tung tích Khổng Minh. Vì theo Tấn Võ Đế thì Khổng Minh còn là kẻ rất đáng sợ đối với nhà Ngụy.
Tấn Võ Đế phán thêm rằng phải diệt bằng được Khổng Minh với bất cứ giá nào mới có thể yên vị trên ngôi vua không còn sự Khổng Minh báo oán nữa.
Quản Bật tán thành ý kiến của Tấn Võ Đế và cho biết thêm, Thủy kinh đạo nhân đã nói với Quản Bật rằng ngôi mộ trên núi Định Quân chỉ là ngôi mộ mà Khổng Minh cho xây cất để che mắt thiên hạ, chứ Khổng Minh đã tu tiên thành đạo, sống trường sinh bất tử.
Quản Bật muốn hỏi thêm Thủy Kinh về cuốn Thánh thư Cẩm nang và Khổng Minh nhưng Thủy Kinh đã từ chối không chịu tiết lộ mà chỉ nói rằng muốn biết thêm thì lên núi Định Xuân sẽ rõ... Trong Thánh thư Cẩm nang có ghi những câu sấm truyền nói triều vua nào làm vua được bao nhiêu năm...
Thế nào đêm đó Quản Bật ngủ thiếp đi lúc nào không biết sáng tỉnh dậy thấy mình nằm giữa rừng già hoang vu.
Vua Tấn Võ Đế có tật là thích làm gì thì làm lập tức nên đoàn người đi núi Định Quân phải lên đường liền cùng với xá gia. Quản Bật và tất cả các bốc sư bị trưng dụng đi theo luôn.
Đạo quân thiên binh, vạn mã, rầm rầm, rộ rộ kéo lên núi Định Quân. Khi tới chân núi đạo quân được chia ra làm hai đội, một nửa hại trại đóng dưới chân núi. Một nửa mở đường hộ giá lên núi. Núi hoang vu đường xá không có, quân núi phải phá núi chặt cây rừng làm đường hộ giá lên núi. Lên tới ngọn núi mọi người thấy một cảnh chùa rất đẹp, trước chùa có ba chữ Bảo Thiên tự. Thấy nhà vua ngự giá tới một vị sư già ra nghênh đón và mời mọi người vô chùa tham quan lễ Phật.
Vua bước theo nhà sư, mọi người chen chân đi theo. Tướng Đỗ Dự hộ giá đi lên ngang nhà sư vô ý chạm vào hông nhà sư. Nhà sư quay lại nhìn Đỗ Dự với đôi mắt long lanh sáng, rồi rút dao giấu trong áo cà sa ra sẻo một miếng thịt lớn nơi Đỗ Dự vừa đụng vào và vứt đi...
Mọi người thấy hành động quái đản của nhà sư thì lo sợ vội vàng rút võ khí ra vây quanh lấy nhà sư và vua nhưng nhà sư không hành động gì tiếp theo mà lại cất dao vào áo cà sa, ung dung bước tiếp, như không có chuyện gì xảy ra cả.
Tới sân chùa Đỗ Dự hạ lệnh cho quân lính hạ trại còn ông và nhà vua cùng đoàn tùy tùng vô chùa. Tới Tam bảo nhà sư mời nhà vua ngồi trên cái sập gụ còn ông thì ngồi phệt xuống đất theo kiểu “kiết già” đối diện với nhà vua. Tấn Võ Đế rất lấy làm khó chịu về cách thức ngồi của nhà sư, muốn nhà sư ngồi lên một sập khác để nhà vua hỏi chuyện nhưng nhà sư từ chối chiều theo ý vua. Nhà vua đành phải chìu theo ý nhà sư và hỏi danh tánh nhà sư. Nhà sư cho biết pháp danh ông là Khiết Đan, ông tu hành đã trên tám mươi năm ở đây.
Theo lời Khiết Đan hòa thường thì chùa này có từ đời nhà Tùy, đã có lúc bị quân rợ tràn qua Vạn lý trường thành nổi lửa đốt chùa. Ngọn lửa được mồi bằng nhiều chất dẫn hỏa cháy đùng đùng, nhưng hình như ngôi chùa được đức Phật gia hộ, chỉ bị cháy sơ sơ hành lang chứ không thiệt hại gì, nhưng bao nhiêu sư sãi bị bắt đi hết, thành ra chùa bị bỏ hoang. Mãi sau này sư tổ, thầy của Khiết Đan đến trụ trì sửa sang lại...
Lúc sư tổ qua đời, chùa cũng chưa sửa sang được bao nhiêu, phải hai năm sau bần tăng mới trùng tu được như ngày nay.
Thấy vua Tấn Võ Đế có vẻ nghi ngờ, nhà sư nói tiếp :
- Tất cả trụ đá và đá lợp mái chùa đều do sư tổ và bần tăng tự làm lấy cả vì chốn ma thiêng nước độc này chằng kiếm ra ai làm công quả... Nhờ ơn Phật độ, bần tăng có thể xách được một cây cỡ bốn người ôm lên khỏi mặt đất, còn đá nặng ngàn cân mỗi ngày bần tăng có thể đem từ dưới núi lên chùa cả trăm cục...
Tấn Võ Đế nhìn vị sư già trên trăm tuổi từ đầu đến chân bằng con mắt hoài nghi :
- Bần tăng biết bệ hạ không tin, nhưng có dịp bần tăng sẽ chứng minh cho bệ hạ thấy rõ bần tăng không nói dối. Bây giờ xin mời bệ hạ ngự trai...
Nhà sư nói dứt lời vươn vai đứng dậy bỏ đi, nhà vua ra lều vải ăn uống.