Chào mừng các bạn đã ghé thăm SinhVien.Wen.Ru hãy Save Bookmark bằng Opera mini để tiện truy cập nhá.
Danh mục
Truyện dài


TẠP VĂN

KIỂU ĐẤT Ở PHỐ HÀNG TRỐNG


Thấy cái đầu đề này, không khéo có người đem cáng đến đón  mình đi làm đất. Xin chớ, vì khoa học Tả Ao mình thật dốt đặc, cái  kiểu đất Hàng Trống mình nói đây chỉ là do ý tưởng tượng mà  đoán ra, chẳng có căn cứ vào sách nào cả. Tuy không dựa vào sách,  nhưng quyết là đúng. Ai không tin thử diễu một vòng qua phố  Hàng Trống mà ngắm xem. Cái ngôi đền ở giữa phố choèn choèn  bằng cái quán bán nước, thè lè ra mép đường đi, chẳng biết là thờ  vị thần chi mà coi bộ sầm uất hết sức. Một năm 360 đêm, đêm nào  cũng như đêm nào, khói hương nghi ngút, đèn nến bập bùng, đàn  bà con gái đến lễ đông như nêm cối; có khi lễ trên hè không hết, lễ  xuống cả dưới vệ đường, làm cho mình nhiều lúc đi qua trông thấy  mà sợ thay, -vì nếu có hai chiếc tô tô gặp nhau ở đó, thì không  khéo có kẻ mất mạng. Lạ nhất là bất kỳ bà nào, cô nào, hễ đã bước  đến cửa đền, thôi thì đầu ai đầu nấy, gật lấy gật để, trông như  mấy chục cái chày giã gạo cùng một lúc. Coi cho kỹ thì những người đến lễ đây, phần nhiều là những ả má phấn môi son, nếu  không trông thấy ba chữ "Nghiễn thiên muội" ở trên cửa đền, ai  cũng phải đồ là đền thờ vị thần mày trắng. Trước kia mình vẫn  tưởng vì đền này thần thiêng cho nên đông khách lễ bái, đến nay  xét ra, mới biết sự đông khách đó không tại thần thiêng chỉ tại  "được đất". Bởi vì ở đó có phải chỉ có một mình cửa đền ấy mà thôi  đâu, hai bên tả hữu còn có hai cái "xăm" nữa, nghe nói cả hai đều  được "đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu" tất cả -theo câu  tục ngữ: "tốt đất, cò đậu", thì có lẽ phố Hàng Trống là chỗ đất tốt,  cho nên một đền hai "xăm" đều phát phúc như thế, không biết  mạch đất từ ngôi đền chạy sang hai ngôi "xăm", hay là từ hai ngôi  "xăm" chạy về ngôi đền? "Xăm" ở thành phố thì là sự bất thường  không lạ, duá có ngôi đền quái gở ấy mà lại lù lù mọc ở Hà thành thì thật chướng mắt. Nếu có người Anh hay người Nhật qua đó,  bụng họ tất phải hỏi thầm:
"Làm sao ở chỗ đô hội lớn của một xứ thuộc địa nước văn  minh mà lại có chỗ kỳ khôi như vậy?" Nào các ông nghị viên thành  phố ở đâu? Mọi ngày các ông hay soi xét những ngõ dơ phố bẩn mà  xin sửa sang kia mà, cái ngôi đền Hàng Trống này đối với con mắt  người ngoại quốc chẳng qua như đống rác ở giữa phố vậy. Các ông  mần thinh sao đành?

MƯỜI NĂM NỮA

BÁO CHÍ BẮC KỲ SẼ CỔ ĐỘNG ĐẾN "THÒ LÒ" "QUAY ĐẤT"


Đó là lời một người tiên tri mới nói với mình hôm chủ nhật vì  được biết mình là người làng báo. Sau khi nghe hết câu ấy thì mình lấy làm sửng sốt, căm giận mà hỏi lại:
- Ông rủa làng báo chúng tôi hay sao? Báo chí chết rét nào  mà lại cổ động những trò mọi rợ ấy?
- Tôi đâu dám rủa các ngài.
- Nhà tiên tri trả lời một cách điềm nhiên và tiếp:
- Các ngài là những người "hướng đạo"(!) cho quốc dân chúng  tôi kia mà. Tôi đâu dám rủa các ngài. Tôi bảo mười năm nữa báo  chí Bắc Kỳ sẽ cổ động "thò lò quay đất" đấy là theo quá khứ và  hiện tại mà đoán định tương lai, cái luật tiến hóa phải như vậy.
- ??? Có lẽ là "bình thường"
- Ngài ở làng báo, chắc là ngài nhớ hơn chúng tôi. Về quá  khứ, cách đây chừng hơn mười năm, một cuốn tạp chí hết sức cổ  động chúng tôi học Truyện Kiều nhờ đó quốc dân chúng tôi mới  biết bộ Tiểu sử của Hoa nô kia là Thánh thư phúc âm (!) của dân  tộc Việt Nam, rồi đó chúng tôi mới đua nhau nghiên cứu về khoa  "Kiều lẩy"; kế tiếp, một vài tờ báo cổ động cho quốc dân chúng tôi học hát ả đào, nhờ đó chúng tôi mới biết cái khoa "quỳnh rượu hát  hãm" là một món quốc túy của thi nhân mặc khách ngày xưa, từ  đó chúng tôi xô nhau mà học đánh chầu nghe phách, sách dạy  đánh chầu in ra như bươm bướm. Thế là về quá khứ, chúng tôi đã  nhờ các ngài mà bước được hai bước khá dài trên đường tiến bộ  vậy. Còn về hiện tại, một bạn đồng nghiệp bằng quốc văn của các  ngài vẫn thường có đăng những bài giải nghĩa những ván tổ tôm  cắc cớ, quý nghiệp hữu sợ cổ động như vậy hiệu quả không được  chóng lại xuất bản tờ báo bằng Pháp văn, luôn luôn đăng những  kiệt tác dạy cho các hạng thanh niên tân học cái lối "nằm khàn bắt  phỗng, ăn dọc, đá ngang"; rồi đến một cuốn tạp chí vừa mới ra đời  kia, số đầu có một thiên đại bút (!) nói về môn học "xe pháo mã  tốt", số hai đã dạy cho chúng tôi cái bí yếu của những anh ôm túi  quân cờ, ngồi nơi đầu đường cuối chợ rồi. Phải, những món ấy là  những món lợi dân ích quốc (!) không có các ngài "chỉ lối đưa đường" cho, chúng tôi đâu có biết. Từ thời kỳ các ngài khuyến khích chúng tôi học Kiều học hát ả đào đến thời kỳ các ngài chỉ  dẫn chúng tôi đánh tổ tôm, đánh cờ tướng, chẳng qua trong vòng  mười năm. Theo luật tiến hóa, chắc là sau mười năm nữa, sẽ có  những ngài đem cái thành tâm đối với chủng tộc giang sơn đầy ăm  ắp, nóng hôi hổi mà cổ dộng cho quốc dân học những món quay đất  thò lò, vì nó cũng là món chơi đặc biệt của dân tộc Việt Nam bấy  giờ quốc dân chúng tôi sẽ nhờ ơn các Hát hãm lúc uống rượu quý.  ngài mà được mở mặt rạng mày với thế giới, "chen vai thích cánh"  với các nước phú cường. ân đức của các ngài thật lớn lắm vậy.Nói  đến đây, mình toan hỏi vặn lại thì nhà tiên tri kia trông mình mà  nhổ toẹt xuống đất một bãi rồi ngoảnh mặt đi.

MẤY LỜI NHẮN NHỦ CÁC ÔNG ĐỒ

BÁO CHÍ BẮC KỲ SẼ CỔ ĐỘNG ĐẾN "THÒ LÒ" "QUAY ĐẤT"

Đời vua Thái tổ Thái tôn, ngòi bút lông còn làm chúa tể cõi  học đất Việt, thế lực của các ông đồ mạnh lắm kia chứ, ông đồ  muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, thiên hạ chẳng ai dám trêu, lúc ấy vô phúc trêu đến ông đồ, thì ôi thôi! Nguy hiểm là  nguy hiểm. Các cụ truyền lại:
Một khoa thi cuối đời Tự Đức (trường thi Hương còn ở Hà  thành) có con gái của ông bá hộ K. là người giàu nhất thành phố,  chỉ nói chua với ông đồ một câu, thế mà đồ nọ rủ đồ kia, trong một  lúc kéo đến hàng nghìn, hò nhau phá nhà cụ Bá! Lính phòng thành không dám can thiệp. Cực chẳng đã cụ Bá phải chuồn cửa  sau và kêu với quan tổng đốc. Lập tức quan tổng đốc tự mình đến  điều đình, bắt cô con gái cụ Bá K. phải ra trước mặt ông đồ mà tạ  tội. Bấy giờ các ông đồ mới tha cho. Kinh không? ông đồ thời ấy  chẳng khác gì quân Tam phủ đời Lê, mình nghe chuyện mà dựng  tóc gáy! Từ ngày lối học "chi hồ giả giã" đã chuyển sang lối "a, b, c"  thế lực ông đồ chẳng còn chút nào, điều đó ai cũng biết, không cần  phải nói. Trò đời, giậu đổ bìm leo, vận hội ông đồ đã suy, thiên hạ hay tìm ông đồ mà kiếm chuyện, bấy giờ ở Hà Nội này, vẫn có kẻ  theo chân ông đồ mà xét nét từng tý, ông đồ hở đâu là họ chộp  đấy... Quả có thế thật, trong rừng "nhà hướng đạo cho quốc dân"  (!) bây giờ vẫn có thói giả mạo như vậy, thầy đồ thì hay nói đến Nã  Phá Luân, Hoa Thịnh Đốn, Lư Thoa, Mạnh Đức, Tư Cưu mà thầy  ký thì luôn luôn nhắc đến Khổng tử, Mạnh tử, có khi thầy còn giở  cả Trang tử, Lão tử nữa kia. Nhưng mà có ăn thua gì, đụng đâu  trật đấy, thầy đồ cũng vậy, thầy ký cũng thế... Vậy xin có lời cảnh  cáo mấy ông đồ rằng:
Người ta xét nét các ông là như vậy đó, mà nay về sau, cái gì  không biết thì xin các ông chớ nói, nhất là về môn học Phơ lăng xe!  Vả chăng các ông không biết môn học này, cũng chưa chắc đã là  dốt bởi vì cụ Khổng nhà ta đã dạy "biết đấy là biết đấy, chẳng biết  là chẳng biết ấy biết vậy" kia mà.

HỠI ĐỒNG BÀO VIỆT NAM

CHÚNG TA NÊN VẼ MÌNH CHO CON CÁI CHÚNG TA

Dẫu rằng cuộc đời mỗi ngày một mới, mà ở xã hội "con rồng  cháu tiên" thiếu chi người ưa những lối xưa. Cái phong trào "bảo  tồn quốc túy" đã im đi một độ, độ này xem chừng lại thấy rục rịch  nổi lên: tờ báo nọ hô hào bạn gái cứ giữ gìn cái sinh hoạt ở cửa  buồng xó bếp, tờ báo kia cổ động dân quê nên duá trì cái thói tục ở  góc điếm, sân đình, lại một cuốn tạp chí nọ hàng tuần đem những  cặn bã ở cửa Khổng, sân Trình mà nhồi mãi vào óc độc giả! Tuy  rằng người ta chưa cho mình nghe những tiếng la "bảo tồn quốc  túy", nhưng kỳ thực cái không khí bảo tồn quốc túy vẫn tích tụ ở  giải đất từ núi Ngôi đến bến Nhị mà lan tràn ra khắp nơi. Phải,  bảo tồn là phải! Những món đó đều là những tinh hoa trong văn  minh An Nam, chẳng bảo tồn, lỡ ra mà nó tiêu diệt đi thì dân tộc  An nam sinh tồn sao được. Phải, bảo tồn là phải! Có khuyến khích  được nhiều người bảo tồn những món đó mới xứng đáng là cơ quan  độc nhất của phụ nữ, mới xứng đáng là hướng đạo cho quốc dân,  mới xứng đáng là hướng tiền phong trong đội quân tiến thủ (!) Nhưng có điều đáng tiếc là những cái quốc túy mà mấy tờ báo chí  đang hô hào bảo tồn đó mới là những cái, những món quốc túy về  đời trung cổ mà thôi - tục ngôi thứ trong đình, mới đặt ra từ Trần  Thủ Độ, món cặn bã của đạo Chu Khổng, cũng mới tải vào từ khi  Sĩ Nhiếp làm thứ sử, còn cái lý thuyết nam ngoại, nữ nội tuy  không biết xuất hiện từ đời nào, nhưng "cổ" lắm đi nữa chẳng qua  cũng mới từ khi đời Sĩ Nhiếp là cùng, vì nó cũng là một thứ "hàng  Tàu" nhập cảng
- Đã bảo tồn thì bảo tồn hẳn những món quốc túy thượng cổ  kia có được không? Tội gì mà bảo tồn những món quốc túy trung cổ  ấy? Xét trong quốc sử, cái tục "vẽ mình" là cái văn minh rất cổ của  dân tộc An Nam, vì nó xuất hiện từ đời vua Hùng kia. Đời đó dân  tộc ta còn sống về nghề mò tôm bắt cá, nhiều người xuống nước bị  thuồng luồng ăn thịt, các cụ ta mới phát minh ra kiểu vẽ mình đó,  nghĩa là đẻ con ra thì dùng chàm mà vẽ vào mình nó những con  rồng, con rắn, con ba ba v.v... để cho nó lúc lớn lên khi nào xuống nước, các giống dưới nước sợ mà phải tránh. Tục đó còn truyền mãi  đến đời vua Anh Tôn nhà Trần mới bỏ. Món quốc túy ấy cổ biết  chừng nào! Có lẽ không cái gì là cổ hơn nữa. Nếu món ấy mà bảo  tồn được thì dân tộc An Nam mới xứng đáng là dân tộc An Nam.  Vậy tôi xin thay mặt các nhà bảo tồn quốc túy mà hô lớn lên rằng:
"Hỡi đồng bào Việt Nam! Chúng ta nên vẽ mình cho con cái  chúng ta".

ĐỪNG GIỞ NHỮNG NGÓN ẤY RA NỮA

TÔI CAN MẤY ÔNG NGÀY NAY


Từ khi còn là đời báo Phong hóa cho đến bây giờ đổi sang đời  báo Ngày nay, chưa ai từng thấy mấy ông trưởng giả ở hai cơ quan  ngôn luận ấy sốt sắng với một việc gì, ngoài cái việc dùng môn giáo  dục "đánh phấn, xoa nước hoa, lựa màu quần áo" để câu nhử bạn  đọc phụ nữ. Chẳng những không sốt sắng, có khi mấy ông ấy còn  dùng nhiều ngón gian quyết phá thối công việc chính đáng của người khác nữa. Đem giọng trào phúng pha vào những chuyện quan hệ, khiến cho trong óc độc giả, chuyện quan hệ hóa ra chuyện khôi hài, cố nói sai lạc sự thực, khiến cho trong óc Chỉ việc  họa sĩ Nguyễn Cát Tường (thường ký Lơ muya) cổ động phong trào  "vui vẻ trẻ trung", vẽ các kiểu quần áo, dạy cách trang điểm cho  phụ nữ. độc giả không thể phân biệt phải trái. Ấy là những ngón  sở trường của mấy ông ấy. Người ta vẫn tưởng đối với những việc  không quan trọng mấy, thì mấy ông đó mới dùng ngón ấy, cho nên  không ai chỉ trích làm chi. Chẳng ngờ đến việc quan hệ tới vận  mệnh dân nước, mấy ông đó cũng cứ giở những ngón ấy ra...!

Cái việc lựa chọn đại biểu, thảo tập nguyện vọng để chờ đưa  cho ủy ban điều tra đối với óc người Việt Nam, ai chẳng coi là việc  quan trọng, dù rằng chưa chắc ủy ban đó có sang hay không. Sống  trong hoàn cảnh eo hẹp đã mấy đời nay, bây giờ bỗng có một dịp,  có thể mong rằng may ra quốc dân được khỏi cảnh ấy, việc như vậy, chẳng là quan trọng, thế nào nữa mới là quan trọng? Hiện  nay, hầu hết cả nước, nhất là anh em trong Nam, đương sốt sắng  lo lắng cho cái việc ấy được có kết quả tốt đẹp, người thì tự xuất  tiền nhà sang tận Pariạ để vận động cho Đông Dương Đại hội,  người thì vì việc hô hào Đông Dương Đại hội mà không quản đến  những chuyện bị bắt, bị giam. Thế mà mấy ông đồng nghiệp ở  đường Quan Thánh lại định làm cho việc quan trọng thành ra việc  "lùng tùng xòe". Cái đó mới nhẫn tâm chứ! Chúng ta hãy giở tập  tuyển báo Ngày nay số 28 coi thử cái nhẫn tâm của mấy ông ấy  như thế nào? Trang trào phúng, dưới cái đầu đề "Trung thu thỉnh  cầu" mấy ông Ngày nay vẽ mấy cái hình một đứa con nít xin với ủy  ban điều tra cho mình ông trăng trên trời, thế mà mấy ông bảo  rằng "Ai thảo tập nguyện vọng nên xin những điều vừa vừa chứ  thôi! Nếu xin những việc to lớn thì cũng như những đứa con nít  muốn xin mặt trăng". Phải vậy không? Thử hỏi trong vụ thỉnh cầu  này, xin những chuyện gì là to lớn? Chưa thấy ai bàn xin cho nước  Nam độc lập. Người ta chỉ nói nên xin đổi lại chính phủ hiện thời,  hoặc trực trị, hoặc tự trị, to lớn đến thế là Phong trào Đông Dương  Đại hội (1936) phát động phong trào lấy nguyện vọng dân chúng  để đưa cho ủy ban điều tra của Gô-đa sắp sang Đông Dương. cùng.  Cũng thừa biết rằng xin vậy, chưa chắc đã được, nếu như ủy ban  điều tra có sang đến đây. Nhưng dù không được đi nữa, thì xin vậy  cũng có thể tỏ cho bên Pháp biết rằng: dân Nam đã muốn như vậy.  Cái "xin" lần này tức là bậc thang cho cái "xin" lần sau:
Cái xin ấy thật không con nít, và có hão huyền cũng không  đến nỗi khôi hài như xin mặt trăng. Mấy ông bảo là con nít, mấy  ông bảo là xin mặt trăng, không những là khinh mạn người ta, lại  còn hiểm độc là khác. Bởi vì những bức vẽ ấy có thể khiến cho  nhiều người tưởng những việc kia là trò khôi hài của con nít mà  nhụt mấy cái chí hăng hái hành động. Đó là tranh vẽ, còn lý luận  nữa. Trong bài Dân nguyện mấy ông nói rằng:
"... Miệng nói vì dân vì nước, mà họ chỉ vì đảng phái, hơn nữa  vì người". Sao lại cố nói ra ngoài sự thực như vậy? Bảo rằng đảng  phái thì đúng. Hiện trọng vụ này, Bắc kỳ quả có hai phái: phái ông  Phạm Huy Lục và một phái nữa không hợp tác với phái ấy. Vì sao  lại có phái không muốn hợp tác với phái ông Lục trong bài "Dân  chúng không "hoan nghênh việc làm của bọn ông Lục đăng ở Tương Lai số 1 đã nói kỹ rồi. Điều nên nói thêm là, một đằng chủ  trương đưa tập Dân nguyện lên phủ thống sứ, một đằng chủ trương đưa thẳng tập ấy cho ủy ban điều tra. Chưa nói đến ý kiến  khác nhau, nhưng một chỗ chủ trương không giống nhau đó, phái  nọ cũng không thể nào hợp tác với phái kia được. Còn bảo người ta  chỉ vì đảng phái, vì người, thì không đúng. Những người không  hợp tác với phái ông Lục, là vì việc làm của phái ấy có những tính  cách chuyên quyền, độc đoán, lén lút, mờ ám v.v... Không phải họ  vì đảng phái hay cá nhân nào. Sao lại nói nộm như thế? Cũng trong bài ấy, mấy ông Ngày nay viết rằng:
"Chỉ đệ những bản thỉnh cầu lên phái bộ điều tra. Chẳng lẽ  ai lại đi thỉnh cầu những điều khốn nạn. Mà ai để cho làm như  thế!". Câu nói vô lý làm sao! Những người có óc khốn nạn, họ sẽ  thỉnh cầu những điều khốn nạn, chứ ai? Mấy ông chưa đọc sử  Nam nên mới có gan nói liều đến thế. Nếu mấy ông có đọc sử Nam,  mấy ông biết rằng nước Nam có Trần ích Tắc, thì chắc không dám  nói như vậy. Hạng người như Trần ích Tắc thì đời nào mà không  có. Sau hồi âu chiến, Wilạon sáng lập ra thuyết "dân tộc tự quyết,  bấy giờ An Nam cũng đã có người bày mưu tự quyết thay cho nước  Nam đây mà! ấy là một hạng khốn nạn. Còn một hạng nữa - cái  khốn nạn sau đó chính ở trong óc mấy ông mà ra. Cũng trong bài  ấy, mấy ông khuyên hạng trí thức và các nhà báo nên để ý tìm hộ  nguyện vọng cho dân quê để đưa vào tập dân nguyện. Mấy ông  trưng ra năm sáu vấn đề, có cả vấn đề tuần phòng. Mấy ông nói  rằng:
"Dân quê có được ngủ yên hay không, những phương pháp  hiện thời thi hành để giữ sự yên ổn nơi thôn quê có hiệu nghiệm  hay không tưởng không phải là những điều không đáng để ý đến".  Thấy mấy ông lo cho thôn quê mà buồn. Ở thôn quê, tuần phòng là  việc thiết thân của họ, và họ có toàn quyền tự do, nên họ làm việc  được rất hoàn toàn, chẳng cần mấy ông phải để mắt đến. Vả, giá  cho việc ấy không được hoàn toàn đi nữa, cũng không có ai điên rồ  mà đem sự dân quê ngủ không yên vào tập dân nguyện. Nếu như  mấy ông đưa cả việc ấy vào tập dân nguyện, nay mai phái bộ điều  tra sang đây ngó thấy, thì người ta sẽ tưởng tượng ra sao? Tôi chắc  người ta sẽ bật cười mà nói với nhau rằng: "khốn nạn". Cái lối  thỉnh cầu khốn nạn ấy, chẳng phải chỉ riêng mấy ông mới có. Còn  nữa. Còn có người muốn xin ấn định tiền thuế cho phu xe. Còn có  người muốn xin cho dân An Nam lại học chữ Hán. Còn có người  muốn xin đừng thi hành luật tuần lễ 40 giờ. Những người ấy cũng  như mấy ông đều trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc về bọn ông Lục tất cả. Như thế, khốn nạn hay không khốn nạn? "Ai để cho làm như  thế", mấy ông tự mắng là phải. Nhưng "ai" đó là ai? Chắc không  phải bọn ông Nguyễn Tường Tam, những người về phái ông Lục, vì  các ngài đều là xuất sản gia của những điều thỉnh cầu khốn nạn  kia rồi. "Ai", đó hẳn là những người phản đối lại phái ông Lục.  Không cho phái ông Lục được làm như thế, phải dùng cách gì? Nếu  hợp tác với phái ông Lục đến khi quyết nghị việc gì tất bị thiểu số,  không thể ngăn nổi những việc độc đoán kia, thế thì ai đứng vào  địa vị ấy, mà không phải lập riêng một phái? Cớ sao mấy ông lại  nói nộm là "họ chỉ vì đảng phái, vì người". Tóm lại một câu: mấy  ông Ngày nay thật là đủ ngón gian quáệt, nhưng mà những ngón  ấy bây giờ đã bại lộ rồi! Tôi can mấy ông không nên giở lại nữa.  Đối với việc thảo tập dân nguyện, mấy ông đừng cổ động người ta  đưa những điều vụn vặt khốn nạn vào tập ấy.


Nguồn: HayQua.Wap.Sh
SEO : Bạn đến từ :
sinhvien.wen.ru

Old school Swatch Watches